Mẹo hay của người trong ngành
Bắt đầu
- Tạo kênh. Tải hình ảnh kênh có ý nghĩa lên và tuỳ chỉnh bố cục sao cho người xem nhìn thấy những nội dung mà bạn muốn họ thấy khi truy cập vào kênh.
- Coi kênh của bạn là một danh mục âm nhạc trực quan.
Mẹo: Nắm rõ các nguyên tắc về hình ảnh kênh và nguyên tắc về hình ảnh thu nhỏ.
Quản lý và lập chiến lược cho kênh
- Nghĩ cách sắp xếp những tác phẩm thành công của bạn để giới thiệu danh mục âm nhạc một cách ấn tượng qua các danh sách phát và phần kênh.
- Thử sáng tạo các loại nội dung khác đã gặt hái thành công trên YouTube. Nếu bạn là nhạc sĩ hoặc nhà sản xuất, hãy hé lộ đôi chút cho người hâm mộ, nghệ sĩ cộng tác và nhạc sĩ đồng sáng tác về những sở thích của bạn ngoài phòng thu hay ngoài việc sáng tác nhạc.
- Hé lộ những nội dung sắp ra mắt bằng các tính năng như YouTube Shorts.
- Phát trực tiếp. Tính năng phát trực tiếp trên kênh là một cách hiệu quả để trực tiếp chia sẻ với người xem những hình ảnh trong cuộc sống thường nhật và quy trình sáng tạo.
Mẹo: Việc đăng tải những nội dung không phải âm nhạc (ví dụ như nội dung về sở thích và những niềm đam mê khác ngoài âm nhạc) có thể tác động tích cực đến thời gian xem và thu hút thêm người đăng ký kênh.
Lưu ý đến lịch tải lên
- Bạn không nhất thiết phải luôn tải nội dung lên vào một thời điểm cố định trong một ngày cố định, nhưng vẫn nên có lịch tải lên tương đối đều đặn.
- Thử nghiệm thời lượng nội dung và không nhất thiết chỉ tạo nội dung dài từ 2 đến 3 phút. Các nhà sáng tạo trên YouTube đã gặt hái được thành công với những thời lượng nội dung đa dạng.
Mẹo: Tìm hiểu chi tiết về các loại nội dung và chiến lược cho mỗi loại.
Tối ưu hoá video
- Đặt tiêu đề cho video và duy trì định dạng nhất quán cho toàn bộ nội dung tải lên.
- Gắn thẻ cho video.Thẻ là các từ khoá mô tả mà bạn có thể thêm vào video để giúp người xem tìm thấy nội dung của bạn. Bạn chưa biết nên gắn thẻ từ khoá nào? Hãy nghĩ đến những nghệ sĩ hoặc nhạc sĩ đồng sáng tác mà bạn thường xuyên cộng tác, đội ngũ nghệ sĩ/thành viên hoặc bất kỳ từ khoá quan trọng nào có liên quan đến danh mục hoặc tổ chức của bạn.
- Đừng bỏ qua hình thu nhỏ vì chúng có thể thu hút sự chú ý của người xem về mặt thị giác. Hãy nhớ tạo hình thu nhỏ rõ ràng và hấp dẫn vì chúng thể hiện nội dung trên trang đề xuất và sẽ góp phần vào trải nghiệm của người dùng khi họ tìm kiếm kênh của bạn.
- Đảm bảo rằng hình thu nhỏ của bạn có độ phân giải cao và không vi phạm [Nguyên tắc cộng đồng] của chúng tôi (https://www.youtube.com/howyoutubeworks/policies/community-guidelines/){target=_blank}.
- Cân nhắc đến nội dung mô tả. Nội dung mô tả là một cách khác để giúp thu hút sự chú ý của người xem. Những nội dung này là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc người dùng tìm thấy và xem video của bạn.
Mẹo: Thu hút những khán giả bạn hiện có trên các mạng xã hội đến kênh của bạn (nếu có thể).
Cân nhắc việc sử dụng tính năng Công chiếu trên YouTube
- Tính năng Công chiếu giúp tạo sự hào hứng, gây tiếng vang và có thể gia tăng tốc độ phát triển của một video mới trên YouTube.
- Nhớ bật trang xem của bạn sớm.
- Hé lộ trước về bản phát hành của bạn trên các mạng xã hội.
- Tham gia trò chuyện trực tiếp nếu có thể.
- Phát trực tiếp buổi Công chiếu vào thời điểm nhóm khán giả chính của bạn thường sử dụng YouTube.
- Đừng quên nhắc người hâm mộ đăng ký theo dõi kênh của bạn sau khi video Công chiếu chuyển thành một video tải lên thông thường trên kênh.
Mẹo: Cân nhắc việc sử dụng YouTube Shorts để hé lộ những nội dung hoặc bản phát hành sắp tới.
Tương tác bằng những cách khác ngoài việc tải video lên.
- Phản hồi các bình luận, nhất là trong một giờ đầu tiên sau khi tải video lên để tăng mức độ tương tác.
- Tương tác với các bình luận bằng cách chọn biểu tượng trái tim phía dưới bình luận để thể hiện sự cảm kích hoặc chọn biểu tượng thích để thể hiện bạn thích một bình luận.
- Ghim bình luận để mọi người dễ nhìn thấy bình luận của bạn hoặc làm nổi một bình luận tích cực của người hâm mộ hay nghệ sĩ cộng tác.
- Nhắc người truy cập kênh nhấn nút đăng ký rồi nhấn vào biểu tượng chuông thông báo trên kênh của bạn.
- Thông thường, người dùng sẽ quay lại nếu họ thấy bạn tích cực hoạt động trên kênh và đọc bình luận của họ.
Mẹo: Tìm những nhà sáng tạo giống bạn và tương tác với họ trên nền tảng YouTube. Người đăng ký kênh của họ sẽ chú ý và muốn khám phá cả kênh của bạn nữa.
Nắm rõ các chỉ số trong YouTube Studio
- Số lượt hiển thị là số lần hình thu nhỏ xuất hiện trên YouTube để giới thiệu video cho người xem, tính theo số lượt hiển thị được ghi nhận. Hãy coi số lượt hiển thị là số cơ hội để nội dung của bạn có được một lượt xem.
- Tỷ lệ nhấp của số lượt hiển thị là tần suất người dùng xem video sau khi thấy hình thu nhỏ. Nói một cách đơn giản, đây là tần suất người xem nhấp vào video sau một lượt hiển thị.
- Thời gian xem (phút) là tổng thời gian mà khán giả đã xem nội dung của bạn. Chỉ số này giúp bạn biết khán giả thực sự xem những nội dung nào (khác với việc nhấp vào rồi không xem nữa).
Mẹo: Bạn muốn tìm hiểu thông tin chuyên sâu hơn? Hãy khám phá những thông tin khác về video của bạn thông qua các số liệu phân tích và chỉ số trong YouTube Studio.
Những điều cần tránh
- Không nên tiết lộ quá nhiều trên mạng xã hội. Quảng bá đương nhiên là một việc quan trọng, nhưng tốt nhất là bạn nên khơi gợi sự tò mò của người hâm mộ và khuyến khích họ truy cập vào kênh YouTube của bạn để xem trọn vẹn video.
- Đừng nên cho rằng YouTube chỉ là nơi để đăng video nhạc. Những video ngắn mà bạn muốn đăng lên các nền tảng khác cũng có thể được đăng trên YouTube và thu hút người xem trên nền tảng này.
- Đừng lo lắng! Đây là một hành trình dài chứ không phải một cuộc đua nước rút. Vòng đời của nội dung trên YouTube dài hơn nhiều so với trên các nền tảng khác. Số lượt xem sẽ tăng và tiếp tục tăng suốt nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm sau khi bạn tải video lên.
Hãy đọc tiếp
Giờ đây, bạn đã có được kiến thức cơ bản để xây dựng một kênh YouTube hoàn thiện và vững mạnh. Hãy trau dồi thêm kiến thức và xem những chiến lược chuyên sâu hơn.
Lưu ý: Toàn bộ nội dung trên kênh YouTube của bạn phải tuân thủ Nguyên tắc cộng đồng và Điều khoản dịch vụ của YouTube. Bạn phải đảm bảo rằng mình có đủ giấy phép cần thiết để sử dụng nội dung âm thanh/video theo yêu cầu. Nếu bạn định tạo sự kiện phát trực tiếp, hãy nhấp vào đây để tìm hiểu thêm về sự kiện phát trực tiếp trên YouTube.